Với nhiều ưu điểm trong thi công cũng như khả năng chống ẩm, cách âm, dễ dàng phân chia không gian,… vách thạch cao hiện nay không chỉ được ứng dụng trong các không gian nhà ở, văn phòng mà còn xuất hiện trong các thiết kế quán cà phê, shop áo quần, rạp chiếu phim,…
Trong bài viết hôm nay trần thạch cao Thiên Thành Phát sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về tác dụng của vách thạch cao trong rạp chiếu phim. Hãy cùng tìm hiểu có thêm hiểu biết cho mình nhé!
Tăng độ thẩm mỹ cho rạp chiếu phim
Nếu tường gạch truyền thống dễ bị xù xì, gồ ghề thì vách thạch cao lại sở hữu một bề mặt phẳng phiu, trơn láng giúp các đơn thị thiết kế thi công dễ dàng tạo nên những không gian rạp chiếu phim thật ấn tượng.
Đặc biệt nếu muốn tạo nên nét độc đáo cho rạp chiếu phim, chủ đầu tư cũng có thể dễ dàng thực hiện trang trí trên vách thạch cao theo đúng ý định và phong muốn của mình một cách nhanh chóng. Nguyên nhân là vì ngay sau khi thi công xong chỉ 1 ngày vách thạch cao cho phép bạn sơn bả tùy theo ý thích mà không cần chờ đợi từ 3 – 4 tuần để hạng mục được khô ráo như tường truyền thống.
Giảm chi phí thi công
Vách thạch cao có cấu tạo tương đối đơn giản, lại gọn nhẹ không cồng kềnh nên thời gian thi công nhanh gọn và không kéo dài như những loại tường truyền thống. Đặc biệt trọng lượng nhẹ của vách thạch cao sẽ giúp chủ thi công giảm bớt gánh nặng trong việc kết cấu nền móng nhờ đó. Với những ưu điểm này, vách thạch cao đang dần trở thành lựa chọn hàng đầu của các công trình và các chủ đầu tư để cắt giảm chi phí, nhân công cũng như thời gian thi công.
Cách âm, cách nhiệt, tiêu âm hiệu quả
Rạp chiếu phim là không gian đòi hỏi rất cao về khả năng cách âm và tiêu âm. Vì thế khi sử dụng vách thạch cao cho rạp chiếu phim, ngoài những tác dụng như làm đẹp, tăng hiệu ứng ánh sáng, ngăn chia không gian thì vách thạch cao Đà Nẵng còn giúp không gian trong rạp chiếu phim được thông thoáng, chất lượng âm thanh được nâng cao hơn rất nhiều so với dùng tường gạch.
Các bước thi công vách thạch cao rạp chiếu phim
Bước 1: Đo và đánh dấu các vị trí để lắp ghép trên trần và mặt sàn
Bước 2: Dùng các thanh thép nằm và bắt vào các vị trí đã xác định sẵn bằng đinh vít thép
Bước 3: Sử dụng thanh ngang U-Track để làm đầu chờ nối và thanh đứng để tạo thành khung cửa
Bước 4: Cắt thanh thép chữ C phù hợp với chiều cao của vách, sau đó đặt theo chiều đứng vuông góc với thanh chữ U. Tiếp đến bắt chặt cả hao mặt các điểm nối của thanh ngang chữ U và C bằng đinh rivet hoặc đinh vít thép
Bước 5: Ghép nối các tấm thạch cao vào khung và hoàn thiện lại bằng keo dán chuyên dụng